Hiệu ứng dập tắt- quenching effect

Posted: 27/07/2011 in KỸ THUẬT, Từ điển
Thẻ:

Bugi được cấp hiệu điện thế cao (10-30kV) để tạo ra tia lửa.
Tia lửa tạo ra các mồi lửa, hạt nhân lửa (flame core).
Từ các mồi lửa này, quá trình cháy lan tỏa tạo hiện tượng cháy nổ và sinh công. (xem thêm “các giai đoạn cháy của hòa khí”)

 

Chỉ số nhiệt ghi trên bugi (ví dụ NGK C6HSA hay D7HA; Denso IU22, IU24…) thể hiện khả năng tự giải nhiệt của bugi. Nhiệt độ làm việc lý tưởng của bugi khoảng 500-900 độ C. Nếu dưới nhiệt độ này bugi bị đóng muội than. Trên nhiệt độ này làm giảm khả năng đánh lửa và hư hỏng bugi.

Các điện cực cũng góp phần vào việc tự cân bằng nhiệt của bugi bằng cách hấp thu nhiệt và truyền ra ngoài.
Nhưng mặt trái là nó cũng hấp thụ nhiệt của những hạt nhân lửa mới được nhen nhóm sinh ra. Quá trình hấp thụ nhiệt này gọi là hiệu ứng dập tắt (Quenching effect).

Nếu hiệu ứng dập tắt lớn hơn nhiệt độ của hạt nhân lửa sinh ra thì nó sẽ triệt tiêu các hạt nhân lửa. Kết quả là quá trình cháy nổ sẽ không diễn ra.

quenching effect- flame core- heat absorp 2 
1. Cực trung tâm (cực than, cực phóng điện).
2. Cực nền.
3. Hạt lửa
4. Sự hấp thụ nhiệt của 2 điện cực
5. Sự truyền nhiệt (quá trình cháy đang phát tán)
Blog Xe cộ

Bình luận
  1. Trí Hoàng nói:

    cái hiệu ứng này phần nào giải thích được “nổ xe nguyên nhân có thể do báo xăng” trên báo mạng là không căn cứ, vì năng lượng tia lửa nếu có phát ra từ tiếp điểm báo xăng không đủ lớn để thắng dc hiện tượng dập tắt này.
    Em còn được biết 1 hiện tượng dập tắt nữa trong buồng đốt là dập tắt màng lửa, khi màng lửa sinh ra sau đánh lửa lan truyền tới thành xylanh liền bị dập tắt do thành xylanh hấp thu nhiệt, và màng lửa ko thể lan vào không gian nhỏ hẹp như chân sứ bugi, rãnh xec măng, khe hở rong nắp máy, rìa của nấm supáp,.. làm màng lửa bị dập tắt dẫn tới hòa khí ko cháy hết.

Bình luận về bài viết này